Cách xử lý tường nhà cũ trước khi sơn mới - Tuvansonnha.net
Tường nhà sau một thời gian dài sử dụng sẽ cũ đi, xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo tường nhà được bền, đẹp lâu dài, bạn cần chú ý bảo dưỡng, sơn sửa lại nhà cửa. Tuy nhiên, tường nhà cũ nếu không xử lý trước khi sơn sẽ khiến hiệu quả của việc sơn sửa không cao, khiến bạn tốn nhiều chi phí để bảo hành, sơn sửa lại. Vậy cần xử lý tường nhà cũ trước khi sơn mới như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tường nhà cũ trước khi sơn mới chuẩn để đảm bảo quá trình thi công sơn dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
Đối với tường nhà đã sử dụng sơn trước đó
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Dùng giẻ lau sạch và lấy hết mạng nhện cũng như bụi bẩn trên tường xuống.
Bước 2: Cạo lớp sơn tường cũ
Bạn có thể sử dụng bất kỳ vật sắc nào để cạo. Trong quá trình cạo, nếu thấy lớp sơn bong ra thì lấy bay, máy cạo, chổi để gạt chúng đi. Lưu ý, bạn có thể không cần thiết phải cạo hết cả lớp sơn cũ ra. Chỗ nào còn chắc thì thôi, chỉ cần cạo ở các chỗ tường bong tróc.
Bước 3: Vệ sinh tường
Dùng giẻ lau lau lại tường một lần nữa. Những khu vực có hiện tượng nấm, mốc cần phải được xử lý sạch sẽ.
Bước 4: Dặm vá
Dặm vá tường giúp bề mặt tường được trơn bóng, nhẵn mịn, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của công trình. Đối với các vị trí bong tróc phải cạo sâu vào lớp trát tường thì dùng vữa xi măng cát và dung dịch chống thấm để dặm vá lại, đối với các vị trí lồi lõm nhỏ trên bề mặt trần và tường, thì dùng bột bả để dặm vá. Lưu ý, cần xử lý cả những khu vực tường nứt, lỗ để đảm bảo bề mặt tường nhẵn mịn hoàn hảo.
Bước 5: Xử lý chống thấm nhà
Tường nhà sau quá trình sử dụng lâu dài thường xuất hiện hiện tượng thấm ẩm. Tường nhà bị thấm ẩm khiến công trình nhà nhanh xuống cấp hơn. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra tổng thể ngôi nhà. Nếu vị trí nào cần xử lý thấm nứt thì phải thực hiện ngay: chống thấm tường, chống thấm nứt cổ trần, chống thấm sân thượng, chống thấm mái bê tông, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm bể nước, chống dột mái tôn,… Tất cả các vị trí có dấu hiệu thấm nứt, đều phải xử lý triệt để xong rồi mới sơn.
Sau khi xử lý tường nhà xong, bạn có thể tiến hành thi công sơn như sơn tường mới. Lưu ý, hãy đảm bảo sơn tường với 2 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ để màng sơn được bền, đẹp, bám dính tốt, giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ và đem lại tính thẩm mỹ cho công trình nhà.
Đối với tường nhà quét vôi ve trước đó
Vôi cũ tương đối khó cạo. Khi cạo mất rất nhiều thời gian và tạo ra nhiều vết lõm. Tuy nhiên, để cạo lớp vôi cũ thì bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Dù là sơn hay vôi thì làm sạch bề mặt rất quan trọng. Giúp bạn dễ dàng quan sát hơn trong quá trình cạo vôi.
Bước 2: Cạo và mài nhẵn
Việc cao lớp vôi ve cũ mục đích là tạo mặt nhẵn cho tường nhà. Khi cạo bạn sử dụng bay hoặc đá mài mài đi lớp ve trên tường là được.
Cần cạo sạch khu vực nổ rộp để đảm bảo sơn không bị bong, tróc về sau. Đối với khu vực nổ rộp quá lớn có thể trát lại khu vực đó để tiết kiệm bột bả và để tường chắc hơn.
Bước 3: Làm nhẵn tường lõm
Sử dụng bột trét (bả) để làm nhẵn khu vực bị lõm, trầy xước, rạn nứt.
Bước 4: Xử lý chống thấm
Tương tự như đối với sơn tường quét sơn, công tác xử lý chống thấm vô cùng quan trọng.
Sau khi xử lý chống thấm tường, bạn có thể thi công sơn bình thường như sơn tường mới.
Kỹ thuật sơn tường nhà cũ cũng không quá khó đúng không nào? Bạn sẽ tiết kiệm được tương đối nhiều tiền nếu có thể tự sơn lại nhà cũ của mình đó. Chúc các bạn thành công!